Được tạo ra bởi bậc thầy thiết kế cảnh quan, vẻ đẹp tinh tế đến từ bố cục những cây Thông Nhật, phong, đỗ quyên xen kẽ với đá, thảm rêu & sỏi trắng mang đến cho sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji một bầu không khí tĩnh lặng, bình yên & thư giãn.
1. Hoàn cảnh ra đời của sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji
Nép mình bên Dãy núi phía Đông, sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji mang một sự tương phản nhẹ nhàng với những cảnh quan khô Karesansui điển hình trong các ngôi chùa Thiền Rinzai.
Nơi đây từng là biệt thự sân vườn của Hoàng đế Kameyama (1249–1305), được chuyển đổi thành một ngôi đền sau khi ông thoái vị vào năm 1274. Khuôn viên sân vườn xung quanh điện hojo (khu nhà trụ trì) vẫn giữ nguyên không gian rộng thoáng của nơi ở dành cho hoàng thất.
Kobori Enshu (1579–1647), một kiến trúc sư, nhà thơ, nhà thư pháp & trà sư lỗi lạc, là người thiết kế sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji vào năm 1611. Sau đó ngôi chùa đạt đến tầm ảnh hưởng đỉnh cao khi được xếp trên hệ thống Thiền viện “Ngũ sơn” (gozan) của Kyoto.
Khi những sân vườn Thiền đầu tiên hình thành, trụ trì thường hợp tác với các họa sĩ. Enshu & vị trụ trì do Mạc phủ Tokugawa bổ nhiệm, đã cùng làm việc để cho ra đời một sân vườn đẹp & sống động. Những nhóm đá đồ sộ & những cây Thông Nhật được uốn nắn khéo léo cân bằng với dải cát trắng ở tiền cảnh là đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm thiết kế cảnh quan của Enshu.
Tuy nhiên, ngôi đền cùng cảnh quan đã bị phá hủy trong chiến tranh. Chùa Nanzen-ji được trùng tu vào thời Edo bởi Ishin Suden, vị trụ trì thứ 270 của ngôi chùa. Điện trụ trì lớn tại ngôi đền phụ Konchi-in là nơi ở của ông.
Sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji trở thành danh lam thắng cảnh với nhiều đền phụ được xây dựng. Nơi đây cũng trở thành chủ đề & bối cảnh của nhiều bài thơ. Trong bài thơ của nhà Nho | nhà thơ Rai Sanyō “Chuyến du ngoạn đến Chùa Nanzen-ji,” mô tả gợi liên tưởng đến khung cảnh thời xa xưa qua hình ảnh những cây thông xung quanh cổng chính & dãy núi Higashiyama ở phía xa.
Khi bước vào sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji, ấn tượng đầu tiên là Cổng Sanmon, đã được công nhận là Tài sản Văn hóa Quan trọng của Nhật Bản. Thiền quán Vô tướng & vô ngã là con đường dẫn đến giác ngộ trong Phật giáo. Do đó, trong triết lý Thiền, cánh cổng là ranh giới giữa cõi linh thiêng với thế giới trần tục.
Dọc theo lối vào chính của ngôi chùa là một hệ thống dẫn nước của Kênh đào Hồ Biwa được xây dựng xuyên qua khuôn viên cảnh quan sân vườn của Nanzen-ji trong thời Minh Trị.
2. Đặc điểm thiết kế sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji
Ngôi đền Nanzen-ji bao gồm sân vườn Thiền ở phía đông & sân vườn tản bộ ở phía nam. Ở phía đông, một dãy đá góc cạnh được đặt trên một thảm rêu giản dị nhưng ấn tượng & đẹp mắt. Một lối mòn xuyên qua khuôn viên cảnh quan sân vườn phía nam, băng qua một hồ cá Koi & dẫn đến một sân vườn tản bộ được thiết kế theo phong cách thời Edo. Ánh Mặt Trời xuyên qua tán lá của những cây Tuyết Tùng Nhật Bản cổ thụ tạo thành những vệt sáng lốm đốm trên thảm rêu dày bao phủ trên mặt đất.
Mặc dù là một thiết kế sân vườn đẹp & ấn tượng, nhưng những sắp xếp đá ở đây thiếu đi sự tinh tế & trau chuốt như các sân vườn Thiền Nhật Bản Muromachi và Momoyama trước đó. Ưu điểm lớn của Nanzen-ji là việc kết hợp hài hòa của không gian khép kín giữa những bức tường, kiến trúc ngôi đền, mái nhà lợp bằng vỏ cây tuyết tùng của Tenju-an với những cánh rừng & những ngọn đồi xa xôi.
Trong sân vườn Thiền khô karesansui cổ điển, kích thước của những viên đá giảm dần về phía tây đến tảng đá lớn nhất đặt ở góc đông nam, sau đó tạo thành một tổ hợp thống nhấti bởi sự sắp xếp đa dạng của các cây bụi. Một thảm rêu, Thông Nhật, đỗ quyên & cây phong được chăm sóc, uốn nắn & cắt tỉa cẩn thận hài hòa với khuôn viên hình chữ nhật lớn rải sỏi trắng.
Tảng đá lớn nhất trong thiết kế sân vườn, dù là do trùng hợp ngẫu nhiên hay nhiều khả năng là do thiết kế, tái tạo lại đường nét của Núi Yokakuryo ở hậu cảnh. Sự thành công của việc tạo ra nhiều lớp hình thức có tính thống nhất cao & tận dụng các cảnh quan vay mượn đối với góc nhìn từ hàng hiên.
Cảnh quan sân vườn khô Nhật Bản nhấn mạnh những đặc điểm chính của Thiền là sự khổ hạnh, tánh không & sự khắc kỷ. Điều này nhằm xoa dịu tinh thần & giải tỏa căng thẳng, cho phép du khách ngồi chiêm nghiệm, mặc tưởng hoặc thư giãn trong sự tĩnh lặng.
Thiết kế sân vườn Nanzen-ji cũng có sự xuất hiện của tsuru-kame (đá hạc & rùa), là biểu về sự trường thọ & may mắn theo quan niệm Á Đông. Những yếu tố trang trí cảnh quan này rất được ưa chuộng bởi tầng lớp chiến binh & lãnh chúa.
Trong khuôn viên sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji không chỉ trồng những Thông Nhật đã đi vào thơ ca mà còn có hoa anh đào, cây phong để thể hiện nhịp điệu biến đổi theo mùa.
2.1. Thiết kế sân vườn Hojo (Vườn Trụ trì)
Được xây dựng vào khoảng giữa năm 1624-1644 & quay mặt về phía nam của Ohojo (sảnh trụ trì lớn), đây được coi là bảo vật quốc gia. Cảnh quan được cho là tác phẩm bậc thầy trà đạo & nhà thiết kế cảnh quan nổi tiếng Kobori Enshu.
Sân vườn được công nhận là Danh lam thắng cảnh vào năm 1951 & còn được gọi là “”Khu vườn hổ con” (toranoko-watashi-no-niwa), dựa theo một cách giải thích nổi tiếng rằng những viên đá trong thiết kế sân vườn như các chú hổ con vượt sông. Kiến trúc cảnh quan & phong cảnh dãy núi xa xa hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo, tạo cho sân vườn Thiền khô Karesansui này một bầu không khí giản dị & tao nhã.
2.2. Kohojo (Vườn trái tim) – Sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji
Công ty cảnh quan Ueyakato Lanscape đã thiết kế sân vườn phía Tây Kohojo (phòng Thiền nhỏ), một bảo vật quốc gia Nhật Bản vào năm 1966. Nơi đây còn được gọi là Vườn Nyoshin-tei (“Khu vườn thể hiện trái tim”) xuất phát từ mong muốn của Shibayama Zenkei, trụ trì chính vào thời điểm đó, trong việc sắp xếp bố cục các viên đá sao cho “thể hiện trái tim” – một trái tim thuần khiết thoát khỏi ham muốn trần tục.
2.3. Thiết kế sân vườn Rokudo-tei (Vườn sáu cõi)
Được xây dựng vào năm 1967 bởi Ueyakato Landscape, cảnh quan sân vườn Rokudo-tei có ý nghĩa là “khu vườn của sáu cõi” – ẩn dụ thế giới quan Phật giáo rằng chúng ta liên tục bị tái sinh vào sáu cõi: cõi trời, cõi người, cõi a tu la, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ & địa ngục. Đau khổ của chính chúng ta không ngừng luân chuyển qua sáu cõi này mà không bao giờ đạt được Niết Bàn. Phía trước thiết kế sân vườn là một dãy cát trắng & phía đông là một hành lang mở.
2.4. Ogenkan (Vườn lối vào) – Sân vườn Nhật Bản đền Nanzen-ji
Khi Tuyến Fushimi của Xe điện Thành phố Kyoto ngừng hoạt động, các đền thờ ở đây được ưu tiên mua lại những viên đá lát phẳng của đường ray. Chúng là vật liệu tạo nên lối vào chính của thiết kế cảnh quan Ogenkan. Sau đó, cây cảnh & đá được bố trí dọc theo hai bên con đường.
Sân vườn Nhật Bản thường được tạo ra bằng cách sử dụng những thứ sẵn có một cách tự nhiên. Các vật liệu đã phục vụ cho mục đích cũ không bị vứt bỏ mà mang lại giá trị mới bằng cách tái sử dụng vào thiết kế cảnh quan sân vườn.
Xem thêm | Phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản nào đẹp & phổ biến ?
Xem thêm | Sân vườn Nhật Bản đền Ryoan-ji – nghệ thuật Thiền vượt thời gian
2.5. Thiết kế sân vườn Taki-no-ma “Phòng thác nước”
Nằm bên phải của văn phòng hành chính đóng vai trò là lối vào dành cho khách tham quan ngôi đền chính. Thác nước dốc đứng được dẫn nước từ Kênh Hồ Biwa.
Ueyakato đã tạo ra cảnh quan Taki-no-ma thể hiện một kỹ thuật thiết kế sân vườn Nhật Bản được gọi là hisen-sawari (ẩn thác) Tsukiyama teizo-den (Vườn đồi) với những cành cây phong rũ bóng. Tiểu cảnh thác nước là yếu tố đòi hỏi kỹ năng của người nghệ nhân & chi phí lớn để xây dựng, đóng vai trò quan trọng tạo nên một sân vườn đẹp.
Thiết kế cảnh quan Hisen-sawari cần được duy trì trong một khoảng thời gian dài nhiều năm. Trong sân vườn Taki-no-ma, một loại cây phong “ohmomiji” lá to được trồng bởi Jiro Kato, chủ tịch đời thứ 5 Ueyakato Lanscape từng được trồng trước thác nước. Nhưng cây cối dần lớn lên & sẽ mất đi tác dụng ban đầu. Vì vậy, Tomoki Kato, chủ tịch hiện tại, đã trồng một cây phong mới trước ở phía tây của tiểu cảnh thác nước.
3. Một số mẫu thiết kế sân vườn biệt thự phong cách Nhật Bản đẹp do Triệu Điền thiết kế & thi công
Ngày nay, sân vườn Nhật Bản không chỉ hiện diện trong những ngôi đền mà còn trở thành phong cách được ưa chuộng trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan biệt thự, văn phòng… bởi vẻ đẹp tinh tế, đẳng cấp, đậm tính nghệ thuật & hợp phong thủy. Điều này đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về văn hóa & mỹ học xứ Phù Tang.
Cùng ngắm 50+ mẫu sân vườn đẹp do nghệ nhân thietkesanvuonnhat.vn | Triệu Điền Group thiết kế & thi công nhé !
Tổng kết
Nếu bạn đang tìm kiếm công ty thiết kế & thi công sân vườn Nhật Bản – hồ cá Koi đẹp, uy tín với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp & chính sách bảo hành dài hạn, hãy liên hệ Hotline / Zalo: 0979 11 99 88 để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.
Biên tập: KTS. Hạc Vũ
Photographer: